1. Thức cột Doric – mạnh mẽ và khỏe khoắn
– Thời gian hình thành:
So sánh thức cột Hi Lạp và La Mã trong 5 thức cột cổ điển, thì thức cột Doric là sớm nhất và đơn giản nhất, ra đời vào khoảng thế kỉ VII trước Công nguyên và hoàn thiện vào thế kỉ V và được sử dụng ở đền Parthenon và đền Popylaea, Hi Lạp.
Thức cột Doric trong di tích đền thờ Parthenon là minh họa so sánh thức cột Hi Lạp và La Mã
– Nguồn gốc:
Thức cột Doric do người Dorian sáng tạo ra, sau đó phát triển mạnh mẽ ở Peloponnesus, miền nam của Ý và Sicilia, ngược lại với thức lonic, vốn phát triển ở lonia, ngày nay thuộc Thổ Nhĩ Kỳ. Có những vùng mà người ta có thể tìm thấy cả hai loại cột như khu Acropolis ở thủ đô Athena được xây dựng với cả 2 loại cột.
– Đặc điểm:
+ Cột Doric bao gồm một đỉnh và một trục (chiều dài của cột) nhưng không có bệ. Phần đầu cột đơn giản, chắc chắn và mạnh mẽ, phần đáy cột phình to dần.
+ Thức cột được xuất phát từ kết cấu gỗ với sự mô phỏng về cấu trúc cũng như tái hiện lại chi tiết vật liệu gỗ vào đá.
+ Cột không có đế (Bese) mà trực tiếp đặt thẳng lên nền công trình.
+ So sánh thức cột Hi Lạp và La Mã thấy rằng thân cột Doric được tạo với 20 đường sáo (rãnh) chạy song song và được kết thúc bằng một đầu cột được loe ra to hơn so với thân cột chứ không trơn tru và bằng phẳng.
+ Đầu cột có một mũ cột gồm một tấm vuông phía trên và một mũ đỡ cong vàng khăn phía dưới.
+ Phần dầm ngang được đặt trực tiếp trên đầu cột, những dầm này liên kết các đầu cột tạo thành một khung cứng, đồng thời để đỡ băng ngang có nhiều trang trí. So sánh thức cột Hi Lạp và La Mã có thể nói đến sự đơn giản của thức cột Doric và cột Tuscan.
Đặc điểm kết cấu của thức cột Doric là dẫn chứng để so sánh thức cột Hi Lạp và La Mã
Nhiều học giả đã liên tưởng những hàng Doric với những đội hình và các chiến binh. Hi Lạp cổ đại đầy sức mạnh, trật tự trong quân đội cũng như trong kiến trúc đền thờ của mình.
Từ nửa sau thế kỷ VI trước Công nguyên, người Hi Lạp dùng thước Doric với tỷ lệ đường kính cột trên chiều cao cột là 1:5 đến 1:6. Với dáng vẻ khỏe mạnh và vững chắc của mình, cột Doric thể hiện một sức mạnh và vẻ đẹp nam tính, trong khi thức cột lonic phản ánh sự duyên dáng và vẻ đẹp mềm mại của người phụ nữ. Tuy nhiên điều này không nhất thiết phản ánh sự phân biệt trong sử dụng của 2 loại cột ở đền thờ các nam thần và nữ thần.
2. Thức cột Lonic – mềm mại và duyên dáng
Tìm hiểu đặc điểm cột Lonic tượng trưng cho vẻ đẹp duyên dáng, mềm mại của người phụ nữ
– Sự ra đời: Thức cột Lonic ra đời từ thế kỷ VI trước CN, bắt nguồn từ một vùng duyên hải miền Trung Thổ Nhĩ Kỳ gọi là Lonia, nơi có nhiều khu định cư Hi Lạp cổ đại. Bên cạnh đó Lonia là vùng bao gồm bở biển phía Tây Nam của Hy Lạp và các hòn đảo của vùng Tiểu Á, nơi mà người Hi Lạp định cư và thổ ngữ của người lonia được sử dụng.
So sánh thức cột Hi Lạp và La Mã khi phân tích đặc điểm cột cổ điển Lonic
– Đặc điểm:
+ Vốn trên các cột Lonic có đồ trang trí giống như cuộn được gọi là volutes. So sánh thức cột Hi Lạp và La Mã phải kể đến các trục Lonic xuất hiện với dáng vẻ thanh mảnh hơn so với thức cột Doric, người quan sát có thể quan sát được cả từ mặt đứng hoặc mặt bên của cột, điều này khá giống với cột La Mã.
+ Thức cột Lonic đặt trên phần đế có bệ đỡ nằm giữa thân cột và đế cột.
+ Đầu cột Lonic có đặc điểm gồm 2 vòng xoắn ốc được gắn trên đầu cột trang trí gờ chỉ. Vào thế kỉ XVI, một kiến trúc sư và nhà lý thuyết kiến trúc người Italia là Vincenzo Scamozzi đã thiết kế một phiên bản thức của thức cột lonic với sự kết hợp của bốn vòng cuốn xoắn ốc trên đầu cột. Phiên bản của Scamozzi đã trở nên phổ biến hơn thức cột nguyên bản.
+ Đầu cột được trang trí họa tiết chìm, các họa tiết này vô cùng sinh động và xen kẽ nhau một cách đồng đều, phần cuốn ốc này thường nằm trên một mặt phẳng, sau này được cuốn cong ra ngoài ở các góc. So sánh thức cột Hi Lạp và La Mã chúng ta thấy đây là loại thức cột làm cơ sở cho sự ra đời của cột phức hợp sau này của La Mã.
+ Chiều cao bằng 9 lần đường kính của phần đầu cột.
+ Có 24 rãnh xung quanh thân cột.
+ Tượng trưng cho vẻ đẹp mềm mại và nữ tĩnh của người phụ nữ.
Cấu tạo đế cột, chân cột, đầu cột Lonic so với cột phức hợp ở thời La Mã
3. Thức cột Corinthian – vẻ đẹp hoa mĩ nhất
– Nguồn gốc: Cái tên cột Corinthian có từ tên của một thành phố ở Hi Lạp là Corinth, mặc dù lần đầu được xuất hiện và sử dụng rộng rĩa là ở Athens. Mặc dù có nguồn gốc từ Hi Lạp, cột Corinthian thực sự hiếm khi được sử dụng tại Hi Lạp, nó được đưa vào các kiến trúc của La Mã, như đền Mars Ultor trong hệ thống án tòa Augustus, ở Maison Careé Gaul phía Nam, ở đền bậc đài vòng ở Vienne.
Trong 3 thức cột cổ điển phương Tây thời Hi Lạp thì Corinthian là thức cột hoa mĩ nhất
– Đặc điểm:
+ Đây là loại thức cột hoa mĩ nhất và tỉ mỉ, công phu nhất với những ránh nhỏ trên thân cột. So sánh thức cột Hi Lạp và La Mã, đây là loại cột sau này được phát triển thành cột phức hợp.
+ Đầu cột được trang trí cầu kỳ bằng các chi tiết hoa lá, các lá là các loại lá phiến thảo hình xoắn ốc đậm chất thiên nhiên.
+ Cột có chiều cao bằng 10 lần đường kính của phần đầu cột.
+ Giống như thức cột Lonic, cột Corinthian phần đế có bệ đỡ rất kiêu sa và kì vĩ,
+ Có 2 loại cột Corinthian là : cột Corinthian La Mã và cột Corinthian Renaissance
– Những công trình tiêu biểu như tòa nhà Capitol của Hoa Kì và tòa án tối cao…
So sánh thức cột Hi Lạp và La Mã – Kiến trúc Roma làm giàu thêm cho 3 thức cột Hi Lạp và đóng góp thêm 2 loại thức cột mới
La Mã có niềm tự hào về các công trình kiến trúc của họ, khi mà có sự kết hợp các kiến thức truyền thống của nền văn minh Hi Lạp kinh điển. Tuy nhiên, do sự bành trướng của cộng hòa La Mã mà các công trình xây dựng của Roma gần như cùng kiểu của Hi Lạp đương thời. Mặc dù vậy So sánh thức cột Hi Lạp và La Mã vẫn có sự khác nhau giữa 2 trường phái La Ma và Hy Lạp về kiểu cách trong xây dựng.
Sau này người La Mã đã phát minh thêm những thức cột khác là thức cột Tuscan, thức cột Composite với nhiều chi tiết trang trí công phu, kết hợp của các cuộn của thức ionic với lá cây gai của vùng địa trung hải. Ngoài ra, Roma còn có khá nhiều cách tân vào cuối thời cộng hòa La Mã.
1. Thức cột Toscan – hậu thân của thức cột Doric
So sánh thức cột Hi Lạp và Lã ta thấy cột Toscan có lẽ là thức cột đơn giản nhất
Được hình thành và sáng tạo từ thức cột Doric nhưng có những ưu thế được xem là phù hợp hơn với các công trình bình thường và có thể áp dụng rộng rãi hơn: khỏe khoắn, bình dị, đơn giản.
So sánh thức cột Hi Lạp và La Mã, thấy cả 2 kiểu cột đều đơn giản, không có chạm khắc hoặc hoa văn tiểu tiết trang trí thiên nhiên cây cỏ tỉ mỉ và cũng không có chân đế. Tuy nhên cột Toscan được xây dựng và thiết kế mảnh mai hơn, nhỏ hơn cột Doric. Ngoài ra trục cột Toscan thường trơn tru, nhẵn bóng chứ không có các đường sáo (rãnh) như thức cột Doric. Các cột Tuscan còn được gọi là các cột Toscany, đôi khi được gọi là Roman Doric hoặc Carpenter Doric vì những điểm tương đồng.
Từ thứ cột Doric, người La Mã tạo nên thức Toscan gây được ấn tượng chịu tải trọng ổn định nhờ lược bỏ hết các khía của thức Doric. Đôi khi cột Toscan còn có thêm chân đế.
So sánh thức cột Hi Lạp và La Mã về nguồn gốc, các nhà sử học tranh luận khi thức cột Toscan xuất hiện. Một số người nói rằng Tuscan là một phong cách nguyên thủy đến trước các thức cột của thời Hi Lạp trước đó. Nhưng các sử gia khác nói rằng các thức cột Hi Lạp cổ điển đến trước với những công trình được xây dựng và các nhà xây dựng người Ý đã đồng tình với ý tưởng của Hi Lạp để phát triển một phong cách Doric La Mã đã tiến hóa thành thức cột Tuscan.
Thức cột La Mã Toscan được cho là bình dị và đơn giản nhất trong các thức cột cổ điển
Theo Andre Palladio trong “Bốn cuốn sách về kiến trúc” thì Toscan là thức cột “bình dị và đơn giản nhất trong các thức cột”, thường được bố trí ở dưới cùng, trong các nhà kho, nhà cầu một tầng hoặc ở dưới các tầng hầm. Tầng trên đó dựng thức cột Doric, rồi đến cột Lonic, tầng trên nữa đến thức cột Corinthian và trên cùng là cột phức hợp (composite). Thứ tự này luôn ổn định, không bao giờ bị đảo lộn.
Ngày nay thức cột Toscan thường được vận dụng trong các công trình tân cổ điển đơn giản.
2. Thức cột Composite (hay phức hợp) – hậu thân của thức cột Lonic và Corithian Hi Lạp
So sánh thức cột Hi Lạp và La Mã có thể thấy Composite là thức cột tổng hợp của sự hoa mĩ
Đến cuối thời Cộng hòa, Roman tạo ra thức cột đậm chất diêm dúa và tỉ mỉ, đó là cột Composite là một kiểu cột được thiết kế theo kiểu La Mã kết hợp giữa thức cột Lonic và Corithian Hi Lạp.
So sánh thức cột Hi Lạp và La Mã để thấy được các yếu tố trang trí lá của phong cách Corinthian kết hợp với các thiết kế cuộn (volute) đặc trưng cho phong cách Lonic bởi vì sự kết hợp của 2 thức cột Hi Lạp làm cho cột Composite trang trí công phu và tỉ mỉ hơn các cột khác, nên các cột Composite đôi khi có bóng dáng trong kiến trúc xa hoa có từ thế kỷ 17.
Trong kiến trúc đương đại, cột phức hợp là thuật ngữ có thể được sử dụng để mô tả bất kỳ cột kiểu nào được đúc từ vật liệu tổng hợp nhân tạo như sợi thủy tinh hoặc nhựa polymer, đôi khi được được gia cố bằng kim loại.
Công trình cổ điển sử dụng thức cột Composite tổng hợp thời đại La Mã
Hiện nay thức cột Composite có lẽ là chi tiết kiến trúc phổ biến nhất khi thiết kế và xây dựng các công trình kiến trúc cổ điển, những công trình cổ điển càng lớn như lâu đài, cung điện thường sử dụng thức cột phức hợp này để tăng sự sang trọng và đẳng cấp.
Trích: ANG